Giới thiệu chung

Quan Sơn là huyện nằm ở phía Tây tỉnh Thanh Hóa, cách thành phố Thanh Hóa 157km về phía Tây Bắc theo quốc lộ 47 và quốc lộ 217, liền kề biên giới Việt - Lào. Huyện được thành lập ngày 1-1-1997 theo Nghị định số 72/NÐ-CP ngày 18-11-1996 của Chính phủ trên cơ sở tách ra từ huyện Quan Hóa (cũ). Ranh giới hành chính: Phía Bắc giáp huyện Quan Hóa; phía Đông giáp huyện Bá Thước và huyện Lang Chánh; phía Tây và phia Nam giáp nước CHDCND Lào với đường biên giới 68 km đi qua 6 xã của huyện Quan Sơn.


Đặc điểm địa lý tự nhiên:

Quan Sơn là huyện nằm ở phía Tây tỉnh Thanh Hóa, cách thành phố Thanh Hóa 157km về phía Tây Bắc theo quốc lộ 47 và quốc lộ 217, liền kề biên giới Việt - Lào. Huyện được thành lập ngày 1-1-1997 theo Nghị định số 72/NÐ-CP ngày 18-11-1996 của Chính phủ trên cơ sở tách ra từ huyện Quan Hóa (cũ).

Ranh giới hành chính: Phía Bắc giáp huyện Quan Hóa; phía Đông giáp huyện Bá Thước và huyện Lang Chánh; phía Tây và phia Nam giáp nước CHDCND Lào với đường biên giới 68 km đi qua 6 xã của huyện Quan Sơn.

+ Tổng diện tích tự nhiên: 93017,03 ha

+ Diện tích đất Nông nghiệp: 86837,46 ha

+ Diện tích đất Lâm nghiệp: 80047,22 ha

+ Diện tích đất chưa sử dụng: 3595,49 ha

 

Đơn vị hành chính:

Quan Sơn có huyện lỵ là thị trấn Quan Sơn, nằm ở trong lòng xã Sơn Lư. Ngoài ra huyện có 12 xã là: Trung Hạ, Trung Tiến, Mường Mìn, Na Mèo, Sơn Điện, Sơn Hà, Sơn Lư, Sơn Thủy, Tam Lư, Tam Thanh, Trung Thượng, Trung Xuân. Trong đó ngoại trừ Thị trấn Quan Sơn và 2 xã Trung Hạ, Trung Tiến, 10 xã còn lại đều thuộc diện xã đặc biệt khó khăn nằm trong Chương trình 135 Giai đoạn II.

 

Dân số - Dân tộc:

Đến năm 2008, tổng số dân toàn huyện là 7710 hộ, 36.172 người. Trong đó nữ 18.194 người, nam 17.978 người.

Cư trú trên địa bàn huyện chủ yếu là 4 dân tộc Thái (31.007 người, chiếm 85,72%), Mường (2.814 người, chiếm 7,78%), Kinh (1.338 người, chiếm 3,70%), H'Mông (1.013 người, chiếm 2,80%).

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: 1,3%.

Do đặc điểm địa hình nên sự phân bố dân cư trên địa bàn là rất thưa, mật độ dân số là 38,88 người/km2 và phụ thuộc nhiều vào điều kiện cơ sở hạ tầng và phong tục tập quán của địa phương. Ngoài 4 điểm chính tập trung dân cư như Tiểu khu Km22 xã Trung Tiến, Thị trấn Quan Sơn, khu km 61 xã Sơn Điện, cửa khẩu Na Mèo, chủ yếu dân cư phân bố dọc theo các triền sông, suối, nơi có điều kiện làm nương rẫy, ruộng nước.

 

Lao động:

Tổng số lao động là 22.115 người, trong đó lao động trong độ tuổi là 18.846 người, lao động nữ là 9.316 người.

 

Kinh tế - Xã hội:

Huyện có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của khu vực miền núi và tỉnh Thanh Hóa với cửa khẩu Quốc tế Na Mèo - Nậm Xôi và cửa khẩu tiểu ngạch (Tam Thanh - Sầm Tớ) thuận lợi cho phát triển kinh tế vùng biên giới, phát triển giao thương với nước bạn Lào.

Quan Sơn là một trong 62 huyện nghèo của cả nước, tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2006 là 4.324 hộ (63,90%). Nhờ sự quan tâm, hỗ trợ, chỉ đạo sát sao của Chính phủ cùng sự nỗ lực phấn đấu của lãnh đạo Tỉnh, huyện, cùng sự tham gia đóng góp của nhân dân, đến cuối năm 2008, toàn huyện chỉ còn 3.648 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 47,32%; cuối năm 2009, toàn huyện chỉ còn 3.336 hộ nghèo, chiếm 44,74%.

+ Tốc độ tăng trưởng: 9,09%

+ Thu nhập bình quân đầu người: 5,3 triệu đồng

+ Cơ cấu kinh tế: ngành Nông, lâm nghiệp, thủy sản: 55%; ngành Công nghiệp - Xây dựng: 15%; ngành Dịch vụ: 30%.

(Số liệu cuối năm 2008)

 

Đề án Phát triển kinh tế xã hội nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững của huyện: Sau khi được Các Bộ ngành Trung Ương cùng Uỷ ban Nhân dân Tỉnh thầm định, ngày 31/8/2009, UBND tỉnh đã ra Quyết định phê duyệt đề án giảm nghèo của huyện Quan Sơn, với tổng nhu cầu vốn trong cả giai đoạn 2009-2020 là 2.865,09 tỷ đồng

Doanh nghiệp hỗ trợ:

Năm 2009, huyện Quan Sơn nhận được sự hỗ trợ từ Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam theo công văn số 633/LĐTBXH-BTXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam đã cam kết hỗ trợ huyện Quan Sơn 5,74 tỷ đồng.