Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử
307 người đã bình chọn
1741 người đang online

“Hương ước” cho “ngôi làng mạng”

Đăng ngày 05 - 07 - 2021
100%

Ngay sau khi Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội đã thu hút sự quan tâm của khá nhiều người.

Nếu ví Bộ quy tắc như một “hương ước” cũng không quá, vì nội dung của bộ quy tắc đều gắn với những nguyên tắc đã được các cơ quan quản lý khuyến cáo người dùng trong thời gian qua, đó là: Tôn trọng, lành mạnh, an toàn, trách nhiệm. Điều đó cũng giống như những điều khoản mang tính giao ước, quy ước được nhiều cộng đồng làng xã trước kia thống nhất ban hành, vừa dựa trên quy định có tính pháp luật chung vừa mang đặc trưng riêng của địa phương. Vi phạm hương ước cũng là vi phạm pháp luật, ảnh hưởng đến tôn nghiêm của cộng đồng, sẽ bị xử lý, đào thải. Lịch sử làng, xã Việt Nam đã ghi nhận có những người vi phạm hương ước bị đuổi ra khỏi làng hoặc xử lý nặng liên quan đến danh dự cá nhân như cạo đầu bôi vôi, phạt cởi áo đứng phơi nắng ở sân đình, phạt mời làng cơm, rượu... Vi phạm Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội - nơi được nhiều người ví như một ngôi làng có nhiều người cư trú, có lẽ cũng thế. Trước khi bị pháp luật xử lý (khi cấu thành tội phạm trên không gian mạng), thì những việc làm trái với thuần phong, mỹ tục, đạo đức, nhân phẩm... sẽ bị cộng đồng sử dụng mạng xã hội tẩy chay, đào thải ra khỏi “ngôi làng mạng”. Sẽ không còn những comment hay like nữa. Dù rằng không có chế tài, mà chỉ mang tính chất khuyến nghị, khuyến cáo người dùng mạng xã hội chia sẻ những thông tin có nguồn chính thống, đáng tin cậy, có ứng xử phù hợp với những giá trị đạo đức, văn hóa; không đăng tải nội dung vi phạm pháp luật hay xúc phạm tổ chức, cá nhân khác; không sử dụng ngôn ngữ phản cảm hay đưa các tin giả, tin sai sự thật... nhưng nếu chúng ta cùng thống nhất với nhau, tôn trọng việc mình làm, thì sự chuyển hóa hành động của người sử dụng mạng xã hội cũng không phải là điều gì quá lớn. Đó là mong ước, điều mà cơ quan soạn thảo ra Bộ quy tắc và đông đảo người sử dụng mạng xã hội lành mạnh, chân chính nghĩ tới, hướng đến. Trên thực tế, với việc không có giới hạn của nhiều người sử dụng mạng xã hội hiện nay, có lẽ cùng lúc vừa áp dụng các quy định pháp luật vừa sử dụng các biện pháp vận động theo Bộ quy tắc, chắc chắn hiệu quả sẽ cao hơn. Cả cộng đồng mạng cùng hướng tới chân giá trị thiện, mỹ, cùng lên tiếng, rồi sẽ làm nên những việc như những người có uy tín xưa từng xử lý người vi phạm hương ước. Tôn trọng, cùng nhau thực hiện, những quy tắc ấy sẽ dần thành quen, thành định hướng mỗi khi chúng ta đăng nhập vào mạng xã hội. Một văn bản không có chế tài, nhưng cao hơn cả quy định pháp luật đó là phạm trù đạo đức, thì chẳng có gì phải lo ngại quy tắc sẽ rơi vào lãng quên nếu mỗi người đề cao lòng tự trọng. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều người gọi Bộ quy tắc này là “hương ước” trên “ngôi làng mạng”. Định danh như thế đồng nghĩa với việc đem theo hy vọng về những ứng xử văn minh sớm đi vào đời sống. Nhưng trước tiên, để hy vọng không phải là điều phi thực tế, mỗi người hãy tham gia mạng xã hội bằng thái độ tôn trọng để nhận về sự tôn trọng từ những thành viên trong “ngôi làng mạng” mà chúng ta đang chung sống.

<

Tin mới nhất

    °