Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử
312 người đã bình chọn
987 người đang online

Khó khăn cho việc đầu ra cây trồng thoát nghèo của huyện Quan Sơn

Đăng ngày 31 - 05 - 2021
100%

         Với mục tiêu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng thu nhập, thực hiện có hiệu quả công cuộc xóa đói, giảm nghèo, những năm qua huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã chuyển đổi diện tích đất kém hiệu quả sang trồng cây nứa, cây vầu mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp người dân vươn lên thoát nghèo.  

Nhân dân huyện Quan Sơn phục tráng rừng vầu

          Huyện Quan Sơn có diện tích rừng hỗn giao có cây nứa, cây vầu là gần 15.700 ha; rừng nứa, vầu hơn 24.800 ha. Diện tích có nứa, vầu chiếm tới gần 49% diện tích rừng của toàn huyện. Nhiều hộ, với diện tích từ 4 đến 5 ha trồng cây nứa, vầu đã có thu nhập hàng 100 triệu đồng/năm. Đây là loại cây có giá trị kinh tế cao hơn hẳn so với các loại cây trồng khác trên địa bàn huyện. Mặt khác, là cây đã gắn bó bao đời nay với người dân nơi đây. Nhận thức được điều này, nhiều năm qua Đảng bộ, chính quyền đã tập trung cải thiện nâng cao năng suất, chất lượng giá trị cho cây vầu, luồng thành vùng nguyên liện có chứng chỉ. Đầu năm 2019, Quan Sơn có 637 hộ trồng rừng tại 2 xã Tam Lư, Tam Thanh, với tổng diện tích 3.954,5ha, trong đó 3.045ha, nứa, luồng được cấp chứng chỉ FSC. Cây vầu, luồng đã trở thành cây trồng chủ đạo mang lại thu nhập cao, đã giúp nhiều hộ dân thoát nghèo vươn lên làm giàu.

Người dân khai thác vầu bán cho tư thương

          Hiện nay, trên địa bàn huyện có hơn 100 doanh nghiệp, cơ sở sơ hình thành nhưng chưa phát triển mạnh, chủ yếu là nhỏ, lẻ, chế biến nhóm sản phẩm truyền thống, chưa có cơ sở đủ mạnh đầu tư chế biến sản phẩm công nghệ cao. Tính gắn kết bền vững lâu dài giữa doanh nghiệp và hộ dân chưa cao, có đến 60% sản lượng vầu, luồng cây bán cho các tỉnh ngoài. Giá bán vầu, luồng cây còn thấp do tư thương bao vùng, ép giá, quyết định giá mua. Đường giao thông, đường vận chuyển ra bãi tập kết một số vùng chưa có, hoặc có cũng rất khó khăn nên khó bán vầu, luồng, giá bán rất rẻ, dẫn tới nhiều hộ dân chưa thiết tha chăm sóc rừng. Chưa có sự gắn kết giữa khoa học kỹ thuật với người dân, hoặc có nhưng mới ở phạm vi nhỏ lẻ. Ty vậy, bình quân, mỗi cơ sở sản xuất cũng giải quyết việc làm cho 10-15 lao động, với mức thu nhập từ 3 đến 6 triệu đồng/người/tháng, là động lực, niềm an ủi cho bà con Nhân dân gắn bó với nghề rừng và đóng góp đáng kể vào thu ngân sách địa phương. Thế nhưng vài năm gần đây, sản phẩm từ cây nứa, vầu, luồng giá cả lại còn xuống thấp hơn, nay chỉ còn một nữa so với trước kia. Cụ thể nan thanh từ cây vầu có giá 230 nghìn/tạ nay chỉ còn 170 nghìn đồng/tạ; luồng cây 10 nghìn đồng/1 kg, nay còn 6 nghìn đồng/1kg. Điều đó đã khiến cho người dân vốnđã khó khăn, nay càng khó khăn hơn.  Chị Lương Thị Hiền, Khu 2, thị trấn Sơn Lư cho biết: “ Nhân dân ở đây kinh tế chủ yếu thu nhập bằng nghề rừng, nhưng giờ giá bán nan thanh nứa, vầu, luồng cây xuống thấp quá, giá cả thì thất thường, lại thêm dịch bệnh Covid nữa giá đã thấp nay còn thấp hơn, thậm chí còn không bán được, bà con rất là khó khăn”

Tư thương thu mua luồng cọc của nhân dân

           Huyện Quan Sơn hiện có Công ty cổ phần Ngọc Sơn Thanh Hóa đầu tư vào địa bàn xây dựng nhà máy chế biến nguyên liệu từ cây họ tre theo tiêu chuẩn FSC tại cụm công nghiệp xã Trung Hạ. Đầy là điều kiện để Nhân dân nâng cao giá trị của cây vầu, luồng với giá cao, ổn định và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn có thu nhập ổn định.Thế nhưng hiện nay, số lao động đang làm việc tại nhà máy chỉ có khoảng 100 lao động. Nhà máy cũng chưa phát huy được hết công xuất thiết kế dự kiến ban đầu từ 80.000 đến 120.000 tấn mây tre đan/năm.Qua tìm hiểu được biết lao động địa phương tuy dồi dào nhưng chủ yếu là lao động phổ thông, chưa có tay nghề, đặc biệt là ý thức, tác phong công nghiệp còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng được với yêu cầu đặt ra. Mặt khác nguyên liệu vầu luồng nhà máy thu mua với giá cao đòi hỏi chất lượng của vầu, luồng cũng phải đạt tiêu chuẩn như: độ già, đường kính nhất định, thẳng, không chầy xước, dập, đòi hỏi người nông dân phải có sự đầu tư, chăm sóc kỹ càng cũng như khi khai thác phải rất cẩn thận. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc nguyên liệu tiêu thụ vầu, luồng của Nhân dân cùng chưa nhiều.Thực tế, công tác bảo vệ và phát triển rừng gắn với khai thác, chế biến lâm sản chưa hợp lý, hiệu quả kinh tế vẫn chưa cao.Đó là chưa kể đến từ năm 2020 đến nay dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, sản phẩm nứa, vầu thô cũng như sản phẩm đã qua sơ chế việc tiêu thụ bị trững lại. Bài toán đặt ra giải quyết đầu ra ổn định, nâng cao giá trị cây lâm nghiệp nơi đây đang là thách thức lớn đối với các cấp chính quyền huyện Quan Sơn lúc này.

          Nhiệm kỳ 2020 -2025, Đảng bộ huyện Quan Sơn đề ra phương hướng chuyển đổi mạnh cơ cấu kinh tế, dựa trên lợi thế là lâm nghiệp, chăn nuôi và thương mại. Ngoài việc tập trung thực hiện các giải pháp cải thiện năng suất, chất lượng, để nâng cao giá trị cho các loại cây lâm sản này, huyện còn chú trọng gắn việc phát triển vùng nguyên liệu với chế biến. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có tiềm năng đầu tư vào địa bàn chế biến nguyên liệu nứa, vầu xuất khẩu giúp cho giá trị kinh tế từ cây nứa, vầu, luồng nâng lên. Song song với đó là mở các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn; tuyên truyền nâng cao ý thức lạo động công nghiệp để đáp ứng với yêu cầu tuyển dụng công nhân của các danh nghiệp;phát huy hết tiềm năng, lợi thế về nguồn tài nguyên rừng và đất rừng; giữ ổn định diện tích rừng nứa, vầu hiện có. Đẩy mạnh thực hiện các biện pháp thâm canh tăng năng suất, chất lượng cho cây nứa, vầu nhằm cải tạo nâng cao chất lượng rừng đáp ứng nhu cầu sản phẩm hàng hóa của thị trường. Thực hiện trồng xen dặm cây nứa, vầu vào diện tích rừng tự nhiên…Bên cạnh đó, đẩy mạnh chăn nuôi, gia súc, gia cầm, thương mại, dịch vụ; tranh thủ tối đa các nguồn lực và kêu gọi đầu tư để cải thiện kết cấu hạ tầng; tiếp tục tăng cường công tác chính trị tư tưởng để nhanh chóng thay đổi tập quán canh tác, nếp sinh hoạt lạc hậu trong nhân dân; làm tốt công tác giảm nghèo bền vững và chính sách dân tộc để giữ ổn định, tạo đà cho sự phát triển; cải thiện chất lượng giáo dục, nâng cao trình độ dân trí, chất lượng nguồn nhân lực; tiếp tục sắp xếp bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu quả; tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý từ huyện đến cơ sở đủ phẩm chất, năng lực phục vụ sự phát triển; giữ vững chủ quyền an ninh biên giới quốc gia, bảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội…Cùng với các giải pháp đồng bộtrên, tin tưởng rằng huyện Quan Sơn sẽ ra khỏi huyện nghèo trước năm 2025./.

                                                                                         Kim Chung

 

 

 

<

Tin mới nhất

Lãnh đạo 03 huyện Quan Sơn, Quan Hóa, Mường Lát sang thăm, chúc tết cổ truyền BunPiMay huyện...(13/04/2024 11:42 SA)

Lãnh đạo huyện Quan Sơn chúc tết cổ truyền Bunpimay Lào(10/04/2024 10:25 SA)

Khai mạc Huấn luyện lực lượng tự vệ khối cơ quan, tổ chức(09/04/2024 3:47 CH)

Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Quan Sơn hội nghị trao Quyết định công nhận chức danh Chủ tịch, Phó...(04/04/2024 11:40 CH)

Hội nghị giao ban giữa Thường trực Huyện ủy với các Ban xây dựng Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các...(04/04/2024 10:52 SA)

Hội nghị công bố các Quyết định của Ban Thường vụ Huyện ủy về công tác cán bộ(03/04/2024 10:36 SA)

Hội nghị trực tuyến nghiên cứu, học tập, quán triệt, triển khai thực hiện các kết luận, chỉ thị,...(02/04/2024 3:58 CH)

Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc xã Trung Thượng khóa XXII, nhiệm kỳ 2024-2029 thành công tốt đẹp(01/04/2024 4:11 CH)

Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Trung Tiến, nhiệm kỳ 2024-2029 thành công tốt đẹp(30/03/2024 5:04 SA)

UBMTTQVN xã Sơn Thủy tổ chức Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã lần thứ XXIV, nhiệm kỳ...(29/03/2024 1:00 CH)

Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Sơn Hà lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029(28/03/2024 6:03 SA)

Đồng chí Phạm Quang Tuấn – Phó Chủ tịch UBND huyện dự sinh hoạt Chi bộ tại Bản Cum, xã Trung Tiến(27/03/2024 4:12 CH)

Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Tam Thanh lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024 - 2029(26/03/2024 5:34 SA)

Đồng chí Bí thư Huyện ủy dự sinh hoạt Chi bộ tại Bản Bơn, xã Mường Mìn(25/03/2024 4:44 CH)

Huyện Đoàn Quan Sơn ra quân Chương trình tình nguyện tháng 3 biên giới làm đường liên thôn, bản...(25/03/2024 3:29 CH)

Đồng chí Mai Xuân Bình, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa dự sinh hoạt chi bộ bản Muỗng, Đảng bộ...(22/03/2024 5:01 CH)

    °