Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử
307 người đã bình chọn
1692 người đang online

Khởi nghiệp từ mô hình chăn nuôi gà dưới tán rừng

Đăng ngày 24 - 12 - 2021
100%

Khởi nghiệp từ chăn nuôi gà dưới tán rừng, anh Hà Văn Thương, bản Din, xã Trung Hạ, huyện Quan Sơn đã gặt hái được nhiều thành công từ mô hình này. Mỗi năm thu về hơn 250 triệu đồng, mô hình nuôi gà dưới tán rừng không chỉ giúp gia đình anh Thương thoát nghèo bền vững mà còn tự tin vươn lên làm giàu.

        Sinh ra và lớn lên ở vùng quê nghèo nhưng có nhiều lợi thế về đất rừng, thích hợp cho việc phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, anh Thương luôn ấp ủ khát vọng “phải làm được điều gì đó” để gia đình thoát cảnh nghèo túng. Những năm tháng còn đi học, bố mẹ anh Thương đã phải tần tảo sớm hôm hái măng, làm nan đem bán để nuôi con ăn học. Thế nhưng, cả nhà luôn phải chịu cảnh thiếu ăn, thiếu mặc. Dù khó khăn, anh Thương vẫn mong muốn được đi học, có kiến thức để thay đổi cuộc sống ở quê nhà.

        Tốt nghiệp Đại học Tây Bắc, cầm tấm bằng trên tay, Hà Văn Thương loay hoay tìm hướng đi cho bản thân. Trở về quê, nhận thấy lợi thế đất rừng rộng lớn và khí hậu trong lành, năm 2019, Thương mạnh dạn bắt tay vào xây dựng mô hình chăn nuôi. Nghĩ là làm, anh vay vốn ngân hàng, mua con giống làm trại chăn nuôi gà thả đồi dưới tán rừng luồng.Một năm 2 lứa, mỗi lứa nuôi gần 5000 con giống. Hàng năm anh xuất bán ra thị trường gần 8 tấn gà thịt, với giá bán 80-90 nghìn đồng/kg mang lại cho gia đình anh nguồn thu hơn 250 triệu đồng.

         Anh Thương cho biết: "Những năm trước, gia đình chỉ trông chờ vào khai thác nan thanh và khai thác 5 ha luồng, giá cả nan thanh thì bấp bênh, thu nhập không ổn định, sau đó thì tôi đi học hỏi các huyện bạn, rồi trên mạng... các mô hình phát triển kinh tế và tôi quyết định nuôi gà bán chăn thả". Để nuôi gà ở quy mô lớn, người nuôi sẽ chịu không ít rủi ro, nhất là dịch bệnh, thế nhưng, nếu có chế độ chăm sóc tốt, tuân thủ lịch tiêm chủng, phòng bệnh đúng và đủ ngay từ khi nhập giống về thì hoàn toàn có thể loại trừ được những rủi ro này. Bởi vậy, để gà sinh trưởng, phát triển tốt thì trước tiên nguồn giống phải đạt chất lượng tốt, đảm bảo gà không mang mầm bệnh. Gà sau khi đưa về sẽ được nuôi úm một thời gian khoảng 1-2 tháng đầu, giai đoạn gà cần được chăm sóc cẩn thận, nuôi nhốt tập trung, bật điện sưởi ấm cả ngày lẫn đêm, cũng như tiêm phòng bệnh đầy đủ. Khi gà phát triển ổn định mới thả ra ngoài tự nhiên.

          Việc nuôi gà phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thời tiết nên cần đặc biệt chú ý khi thời tiết thay đổi đột ngột bởi lúc này gà rất dễ bị bệnh. Vì thế vào mùa đông cần phải làm chỗ ăn ở tốt và giữ ấm để gà khỏi bị bệnh vì rét, còn mùa hè thì ngoài việc bố trí chỗ ăn ngủ thoáng mát cho gà còn cần cho gà uống điện giải để làm mát thân nhiệt của gà. Ngoài đàn gà, anh Thương còn nuôi lợn nái, nuôi dê và bò dưới tán rừng.

        Bên cạnh việc phát triển thành công mô hình dưới tán rừng của gia đình mình, anh Thương còn hỗ trợ cho nhiều hộ dân trong vùng về kỹ thuật cũng như cung cấp nguồn thức ăn chăn nuôi ổn định cho các hộ gia đình. Ngoài gia đình anh Thương, rất nhiều hộ dân trong vùng cũng phát triển chăn nuôi theo hướng này cho thu nhập đáng kể.

        Những mô hình thành công, ngoài nỗ lực phấn đấu không ngừng của bản thân đoàn viên thanh niên, còn có chủ trương, chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp phát triển kinh tế của các cấp bộ đoàn, sự quan tâm, tạo điều kiện giao đất, giao rừng, tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi của cấp ủy, chính quyền địa phương.

         Bí thư Huyện đoàn Phạm Đức Lương cho biết: Hiện nay, thông qua tổ chức đoàn có 613 hộ gia đình là đoàn viên, thanh niên được vay vốn giải quyết việc làm của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Quan Sơn, với tổng số tiền trên 30 tỷ đồng. Từ nguồn vốn được vay, đoàn viên thanh niên đã xây dựng nhiều mô mình phát triển kinh tế cho thu nhập cao, giải quyết việc làm cho hàng trăm thanh niên địa phương.

        Mô hình nuôi gà dưới tán rừng của gia đình anh Hà Văn Thương tại bản Din, xã Trung Hạ, huyện Quan Sơn đã và đang là hướng đi phát huy hiệu quả, mang lại nhiều tín hiệu tốt cho ngành nông nghiệp địa phương, tạo điều kiện để thanh niên khởi nghiệp, vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình.

Thùy Chinh

 

<

Tin mới nhất

Hội nghị đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, giải ngân vốn đầu tư công và vốn các dự án năm 2024(27/03/2024 3:53 CH)

Lễ ra quân giải phóng hành lang an toàn lưới điện cao áp huyện Quan Sơn năm 2024(14/03/2024 10:44 CH)

Hội nghị tổng kết thực hiện thỏa thuận liên ngành số 01,02 năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024(14/03/2024 11:23 SA)

Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai thi hành Luật Đất đai(07/03/2024 3:41 CH)

UBND huyện hội nghị Triển khai thực hiện “Năm cao điểm thực hiện công tác tiêm phòng vắc xin Dại...(29/02/2024 9:13 SA)

Hội nghị bàn giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng, giải ngân vốn đầu...(21/02/2024 2:59 CH)

Đồng chí Trịnh Vinh Lực - Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy kiểm tra tình hình sản xuất và đời sống...(31/01/2024 5:30 CH)

Phó Chủ tịch HĐND huyện kiểm tra tình hình sản xuất và đời sống Nhân dân xã Sơn Hà(29/01/2024 5:09 CH)

Đồng chí Lê Tiến Lam - Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh kiểm tra tình hình sản xuất, đời sống...(23/01/2024 6:09 CH)

UBND huyện tổ chức phiên họp thường kỳ tháng 01 năm 2024(23/01/2024 10:02 SA)

Ban Chỉ đạo thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia huyện Quan Sơn học tập, trao đổi kinh...(16/01/2024 11:11 SA)

Lãnh đạo UBND huyện kiểm tra, khảo sát hạ tầng bản Xía Nọi, xã Sơn Thủy(07/01/2024 11:55 CH)

Chủ tịch UBND huyện Lê Hồng Quang thăm, kiểm tra công tác khóa sổ, động viên Kho bạc Nhà nước...(30/12/2023 9:06 CH)

HĐND Thị trấn Sơn Lư tổ chức kỳ họp thứ chín, nhiệm kỳ 2021 – 2026(28/12/2023 4:49 CH)

Đoàn công tác Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa thăm, tặng quà tại xã Na Mèo, huyện Quan Sơn(25/12/2023 4:26 CH)

UBND Quan Sơn triển khai phương án sản xuất vụ Xuân năm 2024(22/12/2023 3:15 CH)

    °