Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử
311 người đã bình chọn
1085 người đang online

Đừng để mạng xã hội “Đưa thế giới lại gần - đẩy gia đình ra xa”

Đăng ngày 19 - 11 - 2021
100%

Theo số liệu thống kê của Digital, tính tới tháng 6-2021, số lượng người dùng Internet ở Việt Nam là gần 70 triệu, tăng 0,8% trong giai đoạn 2020-2021 (chiếm hơn 70% dân số); số người sử dụng mạng xã hội ở Việt Nam là gần 76 triệu người, tăng gần 10 triệu người trong vòng 1 năm (tương đương 73,7% dân số). Mỗi ngày, người dùng Việt Nam dành tới gần 7 giờ để tham gia các hoạt động liên quan tới Internet.

Những con số trên cho thấy, mạng xã hội đang trở thành món ăn tinh thần, trở thành một thói quen, đam mê hàng ngày không thể thiếu, dễ dẫn tới hiện tượng “nghiện”. Thói quen này làm ảnh hưởng không nhỏ tới công việc, học tập, sinh hoạt của rất nhiều người; gây nên nhiều hệ lụy cho gia đình và xã hội. “Mẹ ơi, để con ngủ nhé”, “Con không ăn cơm đâu”, “Con đang bận học”... “Con biết rồi”... - đó là những tin nhắn qua zalo của cô con gái sinh viên năm thứ 2 gửi cho tôi. Điều đáng nói là những tin nhắn con gái gửi cho tôi khi đang ở nhà cùng tôi trong thời gian giãn cách do dịch COVID-19 bùng phát. Mỗi lần gọi con xuống phụ giúp nấu cơm thì một tay con lướt điện thoại, một tay đảo thức ăn. Đến khi ngồi xuống bàn ăn, con để ngay điện thoại bên cạnh, vừa ăn vừa lướt điện thoại. Nhiều lần như vậy, mẹ chồng tôi nhắc nhở cháu, cháu lễ phép trả lời “Bây giờ công việc, trò chuyện đều qua zalo, messenger bà ạ. Bạn cháu đang nhắn tin, không nhắn lại chúng nó bảo mình mất lịch sự ấy ạ”. “Sao các cháu không gọi điện cho nhanh” - mẹ chồng tôi nói. “Gọi điện khó nói lắm bà ơi. Nhắn tin dễ nói hơn ạ”... Thấy vậy, chồng tôi lên tiếng “Mọi người cũng dùng mạng xã hội nhưng bố thấy con quá lạm dụng nó, gần như chưa lúc nào thấy con rời cái điện thoại. Ở nhà mấy tháng nhưng ít khi trò chuyện với mọi người. Ăn xong, lên phòng đóng cửa ôm máy tính hoặc điện thoại. Kể cả khi ngồi học trực tuyến, con cũng cầm điện thoại để nhắn tin cho bạn, thế thì làm sao tập trung để nghe bài giảng được”. “Con là sinh viên, thế hệ Z mà bố ơi!” – cháu trả lời rồi lại lên phòng. Cảm thấy bất lực trước việc “nghiện” mạng xã hội của cô con gái, tôi phàn nàn với chị đồng nghiệp. Chị cho biết, con trai đầu nhà chị là sinh viên đang phải ở nhà vì COVID-19 cũng thế. Ngoài giờ học trực tuyến ra thì nó không rời cái điện thoại. Cả ngày đóng cửa nằm trong phòng hết xem phim, nhắn tin với bạn, rồi lại lẩm bẩm một mình. Bảo nó ra khỏi nhà đi chơi thì nó bảo chưa có nhu cầu. Nó có một nhóm bạn cùng sở thích giao lưu với nhau trên mạng xã hội. Đứa thì trong TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Huế, Sơn La, Bắc Ninh... Chị cũng ngạc nhiên khi thấy con trả lời như vậy nhưng cá tính của nó như thế thì biết làm sao. Mà cũng không phải mỗi thằng con nhà chị, có những hôm nhà có việc, các anh, chị, em họ cùng trang lứa đến đông đủ nhưng chúng nó chào nhau qua quýt rồi mỗi đứa lại ngồi mỗi góc cầm điện thoại lướt. Không đứa nào trò chuyện với đứa nào. Giờ chúng nó dành thời gian sống trên mạng xã hội nhiều quá, không có nhu cầu đi ra ngoài xã hội để giao lưu, học hỏi nữa” – chị nói rồi thở dài. “Không chỉ giới trẻ trở thành “nô lệ” của mạng xã hội đâu chị mà chính nhà em đây này. Đi làm thì thôi, chứ về đến nhà, ngoài giờ cơm tối ra, là cả nhà lên phòng, mỗi người cầm một cái điện thoại, iPad. Bọn nhỏ thì chơi game, xem hoạt hình; em thì xem phim, hoặc vào facebook, zalo xem thông tin, trò chuyện với bạn bè, người thân, mua hàng online; chồng em thì xem tiktok... Hôm nào cũng vậy, đến 11h30 cả nhà còn chưa đi ngủ” - Nguyễn Thu H. - đồng nghiệp đi công tác cùng tôi và chị bạn góp chuyện. Nghe H. nói, tôi nhớ lại nhà cô hàng xóm có bà mẹ năm nay gần 80 tuổi nhưng còn rất minh mẫn và khỏe mạnh. Thỉnh thoảng tôi sang chơi, trò chuyện thì bà lại có ý phàn nàn: “Ở đây với chúng nó, được chăm sóc đầy đủ nhưng tôi vẫn muốn về quê ở cô ạ. Về quê, có bà con lối xóm cùng trò chuyện, khuây khỏa tuổi già. Ở trên này cả ngày quẩn quanh trong nhà, làm bạn với mỗi chiếc tivi. Con, cháu thì đi làm, đi học cả ngày. Đến bữa thì cả nhà ngồi ăn cơm nhưng ai cũng cầm điện thoại nhắn tin, xem phim... Cơm xong là tất cả lên phòng “ôm” điện thoại, máy tính. Ít ai nói chuyện với ai. Sống với con cháu mà thấy cô đơn cô ạ”. Nỗi niềm của bà có lẽ cũng chính là nỗi niềm chung của thế hệ cao tuổi hiện nay. “Giờ tìm lại một bữa cơm cả gia đình sum vầy cùng trò chuyện tíu tít, chia sẻ niềm vui, khó khăn trong công việc, cuộc sống, học hành như trước kia khó quá cô ạ. Tôi thấy vợ chồng con trai tôi chả mấy khi trò chuyện, tâm sự cùng nhau. Các cháu cũng không thấy bày tỏ quan điểm hay chia sẻ với bố mẹ những vất vả, khó khăn trong cuộc sống, mà chỉ thấy chúng nó đắm mình trong thế giới ảo của mạng xã hội, bày tỏ quan điểm trên mạng, quên đi cuộc sống hiện tại. Có những hôm thấy con trai tôi đi làm về quát vợ ầm cả nhà: “Muốn gì thì nói thẳng vào mặt đây này, không phải phơi bày lên facebook, zalo cho cả thiên hạ biết. Từ nay, cấm cô đưa chuyện gia đình lên mạng xã hội”. Con trai tôi chưa nói dứt lời đã thấy cô con dâu tôi gân cổ “Nếu nói trực tiếp mà ông nghe thì tôi không phải ấm ức, bức xúc như thế”. “Lần nào cũng thế, mỗi khi vợ chồng có chuyện gì là cô lại đưa lên facebook phàn nàn rồi hỏi mọi người xem tôi xử lý như thế có đúng không. Cô có bị điên không đấy hả”... Chứng kiến thấy vợ chồng chúng nó bất hòa vì facebook, zalo mà buồn quá cô ạ” - bà T. ở phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa phàn nàn. Cũng như con dâu bà T., từ ngày có smartphone, lập tài khoản facebook, zalo là chị Q., 32 tuổi ở huyện Quảng Xương chìm đắm trong thế giới ảo. Chị dành rất nhiều thời gian trong ngày vào mạng xã hội xem tin tức, video clip, trò chuyện với bạn bè, mua hàng online... Thậm chí, ngay cả khi chăm con, nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa chị cũng khư khư cái điện thoại trên tay. Mỗi ngày, chị Q. không đưa ảnh của mình lên facebook, không cập nhật cảm xúc của chị lên mạng xã hội là chị bứt rứt chưa yên. Do vậy, khi xem tài khoản facebook, zalo của chị, mọi người biết ngay hôm nay tâm trạng chị như thế nào, vui hay buồn, phẫn nộ với ai... Ngay cả việc xích mích với mẹ chồng, với chồng, chị cũng đưa lên facebook để mọi người bình luận. Cũng chính vì việc “cuồng” sử dụng mạng xã hội mà vợ chồng chị không ít lần cãi nhau, đánh nhau, thậm chí dẫn nhau ra tòa ly hôn vì gia đình chồng và chồng bị chị chửi đổng trên mạng xã hội. Sau khi ly hôn, những tưởng chị Q. sẽ rút ra được bài học cho bản thân, hạn chế việc chia sẻ những dòng cảm xúc trên facebook nhưng không ngờ “cuộc tình” giữa chị và mạng xã hội ngày càng “sâu nặng” thêm. Từ thực tế về chứng “nghiện” mạng xã hội của giới trẻ dẫn đến lơ là, chểnh mảng việc học tập, không quan tâm đến bạn bè, gia đình đời thực mà chỉ biết đắm mình trong thế giới ảo cũng như sự rạn nứt, ly hôn... vì “phây” của các gia đình trẻ. Một thẩm phán có thâm niên trong xét xử những vụ ly hôn chia sẻ: Những năm gần đây, tình trạng ly hôn đang là vấn đề đáng báo động cả về số lượng các vụ ly hôn cũng như hậu quả tiêu cực của nó để lại. Điều đáng buồn là trên 70% số vụ ly hôn thuộc về các gia đình mà vợ chồng trong độ tuổi 20 - 30, trong đó có trên 60% ly hôn khi mới kết hôn từ 1 - 5 năm. Nguyên nhân dẫn đến tình cảnh các cặp đôi không còn con đường nào khác là “ly hôn” thì nhiều, như: kết hôn khi còn quá trẻ dẫn đến mâu thuẫn trong lối sống; do điều kiện kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn; do lạm dụng rượu bia và các tệ nạn xã hội khác như cờ bạc, ma túy, thiếu hiểu biết pháp luật; do mâu thuẫn trong quan hệ mẹ chồng - nàng dâu, do vợ chồng không có sự cảm thông chia sẻ với nhau, không có thời gian quan tâm đến nhau, do mâu thuẫn dẫn đến đưa video clip, lăng mạ nhau trên mạng xã hội... Chính vì vậy, nếu sử dụng internet và mạng xã hội không hợp lý thì gia đình rất dễ tan vỡ hạnh phúc; mối quan hệ giữa ông bà, con cháu trong gia đình trở nên lỏng lẻo, thiếu đi chất kết dính để tạo nên nền tảng, bệ đỡ của tình cảm yêu thương trong gia đình. Đừng để mạng xã hội phá tan hạnh phúc gia đình mà phải biết sử dụng mạng xã hội đúng mục đích, trở thành một kênh giải trí hiệu quả giúp gia đình thư giãn sau một ngày học tập, làm việc căng thẳng.

<

Tin mới nhất

UBND xã Trung Hạ ra quân giải tỏa vi phạm hành lang an toàn giao thông đường bộ(17/04/2024 9:53 SA)

Hội nghị trực tuyến phát đông Cuộc vận động hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, gia đình chính sách, hộ...(16/04/2024 9:17 SA)

Thư chúc mừng của Bộ trưởng Bộ Công thương Việt Nam, nhân ngày thương hiệu Việt Nam (...(11/04/2024 3:37 CH)

Tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ Báo cáo viên, Tuyên truyền viên pháp luật năm 2024(09/04/2024 10:58 SA)

Hội nghị công bố Quyết định của Chủ tịch UBND huyện về công tác cán bộ(09/04/2024 9:20 SA)

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Quan Sơn bàn giao nhà “ Đại đoàn kết” cho hộ có hoàn cảnh...(04/04/2024 5:16 CH)

Đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện dự sinh hoạt chi bộ, tặng quà cán bộ và nhân dân bản...(03/04/2024 9:42 SA)

Khánh thành, bàn giao bếp ăn bán trú trường Mầm non Sơn Điện 1(01/04/2024 6:14 CH)

Bệnh viện Đa khoa Trí Đức Thành Khám bệnh, cấp thuốc, trao học bổng cho học sinh tại xã Trung Tiến(01/04/2024 5:29 CH)

Nâng cao công tác tuyên truyền thực hiện nếp sống văn hoá trong tang lễ vùng đồng bào Mông huyện...(30/03/2024 9:43 SA)

Huyện Quan Sơn tham gia Liên hoan văn nghệ dân gian “Phiên chợ vùng cao” năm 2024(26/03/2024 2:09 CH)

Khai giảng lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho cán bộ, công chức, viên chức nhóm Đối tượng 3 trên...(25/03/2024 2:48 CH)

Huyện Quan Sơn tổ chức Lễ hội Mường Xia năm 2024(19/03/2024 8:32 CH)

Đá vía Mường Xia, vật phẩm tâm linh lưu niệm người về thắp hương đền thờ Tư Mã Hai Đào(17/03/2024 10:27 SA)

Ban Chấp hành Đoàn xã Sơn Hà, Thị trấn Sơn Lư tổ chức Lễ ra quân tháng thanh niên năm 2024(14/03/2024 10:57 SA)

Trung tâm VHTT,TT&DL huyện chuẩn bị tốt công tác tuyên truyền tổ chức Lễ hội Mường Xia năm 2024(13/03/2024 6:16 CH)

    °